Dịch vụ chăm sóc, làm đẹp xe ô tô được dự đoán là ngành dịch vụ lợi nhuận cao trong tương lai. Đó là lý do hiện nay các trung tâm chăm sóc làm đẹp xe mọc lên rất nhiều. Tuy nhiên việc trụ vững trên thị trường trước nhiều đối thủ cạnh tranh không phải là việc dễ dàng.
Nếu có ý định mở một trung tâm chăm sóc xe bạn nên tham khảo kinh nghiệm mở trung tâm chăm sóc, làm đẹp ô tô cho người mới làm dưới đây.
Quy trình chuẩn cho người mới kinh doanh
- Bước 1: nghiên cứu thị trường và chọn mô hình kinh doanh phù hợp
- Bước 2: Dự trù và chuẩn bị nguồn tài chính
- Bước 3: Tuyển dụng & đào tạo nhân sự
- Bước 4: Chọn & thuê mặt bằng
- Bước 5: Thiết kế & xây dựng cơ sở hạ tầng
- Bước 6: Thiết kế & lắp đặt bảng hiệu
- Bước 7: Chuẩn bị kế hoạch khuyến mãi & marketing
- Bước 8: Vận hành thử
- Bước 10: Khai trương và đi vào hoạt động chính thức
Các bước quan trọng trong quy trình
Nội dung
1. Nghiên cứu thị trường
Quyết định mở một trung tâm không phải là quyết định nhất thời mà có thể thành công. Nghiên cứu thị trường chính là bước đầu quan trọng. Bạn cần xác định đối tượng khách hàng, xem xét đặc điểm thị trường bao gồm: Vị trí kinh doanh, đối tượng khách hàng, phân khúc xe và cuối cùng là nghiên cứu đối thủ.
Việc phân tích đối thủ sẽ giúp bạn rút được nhiều kinh nghiệm và xây dựng chiến lược một cách tốt nhất.
Nghiên cứu thị trường
2. Nguồn tài chính
Nguồn vốn quyết định nhiều thứ từ quy mô kinh doanh cho đến các mặt hàng lĩnh vực lựa chọn chăm sóc. Vốn nhiều và có vốn dự trù bạn có thể có chiến lược quảng bá và cơ sở lớn. Tuy nhiên, với điều kiện vốn hạn hẹp bạn vẫn có thể lựa chọn được hình thức kinh doanh phù hợp.
Chi phí mở trung tâm bao gồm một số khoản chi sau
- Chi phí thuê mặt bằng mở cửa hàng mỗi tháng
- Chi phí trang bị cơ sở hạ tầng (làm nền móng, cổng, bệ…)
- Chi phí mua trang thiết bị và dung dịch chăm sóc xe
- Nhân công trả cho thợ trong thời gian đầu khi chưa có nhiều khách hàng
- Chi phí nhập hàng định kỳ theo thời gian để duy trì hoạt động
Nguồn tài chính ổn định
3. Vấn đề nhân sự
Một lưu ý lớn đó chính là bạn không nên làm chủ khi không có chuyên môn nghề nghiệp. Ít nhất bạn cần kiểm soát và hiểu được nhân viên của mình đang làm gì và hiểu được những chia sẻ về chuyên môn trong quá trình cộng tác.
Vấn đề nhân sự